Thành công là gì? Có bao giờ bạn tự hỏi mình đã thành công hay chưa? Hoặc bạn đã cho rằng mình đã là người thành công trong cuộc sống khi có một người vợ hiền, một đứa con ngoan và một công việc đáng mơ ước. Nhưng liệu đó có phải là thành công hay bạn đang tự lừa dối bản thân về thành công của mình?
Thành công là đạt được những gì mình muốn. Nghe có vẻ đơn giản nhưng đó có phải là khái niệm phù hợp với mọi người. Bởi có người không đạt được mục đích gì cả nhưng vẫn cảm thấy thoải mái, lạc quan trong tâm hồn. Vậy đó có phải là thành công?
Có bao giờ bạn tự hỏi mình đã thành công hay chưa?
Ai thành công?
Tôi thành công, bạn thành công, tất cả chúng ta đều thành công. Nếu nói mọi người đều thành công thì cũng không sai. Vì xét theo một khía cạnh nhỏ nhoi nào đó thì ai cũng đều thành công. Đơn giản như một người bán hàng rong, mỗi ngày bán được 200 ngàn đồng, giả sử trừ chi phí bán hàng 50 ngàn, tiền sinh hoạt 50 ngàn, còn lại 100 ngàn để giành, như vậy đối với họ đã là một thành công trong ngày.
Trong khi một vị giám đốc một ngày kiếm được 1 triệu đồng, nhưng trừ các loại chi phí: sinh hoạt phí, xã giao, tiệp tùng,… tổng cộng lên đến 950 ngàn, còn lại 50 ngàn mỗi ngày. Nếu nhìn vẻ hào nhoáng bề ngoài của vị giám đốc kia thì ai cũng nghĩ đó là người thành công, và cho rằng người bán hàng rong là một kẻ thất bại. Còn nếu xét về số tiền kiếm được trong ngày thì rõ ràng người bán hàng rong thành công hơn phải không. Và bạn có phải là vị giám đốc kia và tự cho rằng mình đã thành công với chức vụ giám đốc với số dư ít ỏi trong ngày?
Dối lừa là bản chất của con người
Nếu vấn đề của vị giám đốc trên được dừng lại ở số tiền kiếm được trong ngày thì cũng không ai chê trách gì vị giám đốc ấy vì số tiền kiếm được càng nhiều, chi phi bỏ ra cao là chuyện bình thường. Nhưng đi tới đâu, vị giám đốc đó cũng ra mình là người giàu có thuộc tầng lớp thượng lưu, và tất nhiên ai cũng nghĩ như vậy vì đó là điều hiểu nhiên đối với một vị giám đốc. Nhưng vô hình chung, vị giám đốc đang tự lừa dối bản thân về sự thành công của mình và cả những người chung quanh. Lấy vỏ bọc bên ngoài để che đậy sự mục nát bên trong.
Con người liệu có lừa dối mình về sự thành công của bản thân?
Hay một ví dụ gần gũi, một người lớp trưởng được thầy cô bạn bè yêu mến bởi sự năng động và học giỏi, nhưng không ai ngờ rằng bạn lớp trưởng ấy âm thầm copy bài làm của một bạn giỏi môn toán ngồi bên cạnh và luôn tự hào về mình là một trong số có điểm toán cao nhất khối. Và còn rất nhiều, rất nhiều trường hợp đang tự lừa dối về sự thành công của mình.
Đừng lấy hai từ “thành công” ra che đậy cho thất bại của bản thân
Ngoài sự dối lừa, con người có tính sĩ diện rất cao, nên ít ai tự thừa nhận thất bại, họ vẫn luôn nghĩ và nói mình là người thành công. Nếu bạn rơi vào trường hợp như thế thì bạn nên nhớ rằng: Bạn chỉ có được thành công khi được người khác công nhận. Và nếu đó thực sự là thành công của bạn, và bạn chưa bao giờ hoài nghi về nó thì đó mới gọi là thành công.
Hãy thừa nhận thất bại như là một thành công. Và nếu bạn nhận ra về sự dối lừa về thành công của bạn thì đó cũng là một thành công.