Đọc gì để nâng cao trình độ viết content

Đọc gì để nâng cao trình độ viết content

1743
CHIA SẺ
đọc gì để nâng cao trình độ viết content

Mỗi người có mỗi cách viết cũng như cách diễn đạt thông tin đến người đọc một cách khác nhau, nhưng không phải ai cũng có được khả năng diễn đạt thiên phú, kỹ năng đó được tích lũy và phát triển cũng như kinh nghiệm, cách diễn đạt bản thân học hỏi. Vậy học ở đâu là tốt nhất? Sách, nhưng đọc sách gì và tích lũy như thế nào? Cùng chúng tôi xem đọc gì để nâng cao trình độ viết content tại bài viết dưới đây nhé!

Đọc sách để tăng kiến thức ngành (copywriter, content marketer, digital marketer)

Mình có link sang Tiki để các bạn đặt mua luôn. Hãy mua sách về đọc thay vì tải bản PDF trên mạng. Đó là cách các bạn tôn trọng tác giả và chính mình.

1/ Ý tưởng này là của chúng mình: cuốn này dễ đọc, tổng hợp những câu chuyện Sơn chia sẻ từ blog toiyeumarketing.com của Sơn. Cuốn sách không phải là cẩm nang làm nghề mà là cảm hứng để vào nghề. Đọc để thấy Sơn yêu nghề, trân trọng nghề và đam mê học hỏi với sự tò mò lớn lao đến thế nào. Đọc không phải để vô nghề vội vã, rồi vất vả quá lại nhảy ra. Tình yêu không đơn giản đến vậy, đến cái domain/tên blog Sơn cũng đặt là Tôi Yêu Marketing đầy cảm hứng. Bạn không yêu, xin đừng thử.

2/ Làm bạn với hình làm tình với chữ: cuốn này nhìn có vẻ ngầu, lôi cuốn nhưng thiệt ra khó đọc. Phải làm nghề vài năm, phải lăn lộn với chữ ít nhiều, đầu óc vẫn bay trên cõi mơ màng nhiều sạn thì mới thấy nó quý, nó đúng. Mới thấy cảm được nó phần nào. Cảm chứ không phải hiểu, nghề này mỗi người một đường đi riêng, đường ai đi nấy hiểu. Nhìn vào đường của người, chỉ cảm được thôi. Nên đọc để có thái độ làm nghề đúng, không phải để thần tượng tác giả, như nhiều bạn đã và đang.

3/ Loạt sách của Ecoblader: Đời quảng cáo, Phòng thí nghiệm của nhà quảng cáo,… Các cuốn này dạng kể chuyện, nên đọc khi đã làm nghề ít lâu. Đọc để đối thoại, để nhận thêm lời khuyên, để nghiệm lại coi mình thái độ làm nghề vậy đã đủ chưa rồi nỗ lực tiếp. Đừng đọc vội mà hãy đọc chậm. Sách của Ecoblader được làm cẩn thận, chỉn chu bởi những người đem sách về, chuyển ngữ và bán sách là những người trẻ và đặc biệt thú vị.

Các bạn có thể đọc thêm Ngấu Nghiến, Nghiền NgẫmMột Với Một Là Ba – 2 đầu sách của Dave Trott thật sự đã gây “bão” trong giới yêu sáng tạo Việt Nam.

4/ Bên brandsvietnam có một series video là Passport to Marketing gồm 7 phần giới thiệu khái quát về ngành từ agency cho đến client, từ research cho đến trade. Bạn nào vẫn quẩn quanh với câu hỏi “em học marketing nhưng chưa biết làm gì?” thì nên xem. Xem thử những người đang làm họ giới thiệu về ngành, về nghề như thế nào. Xem xong rồi đặt lại câu hỏi xem ủa mình có thích marketing không, ngành này có thú vị như mình tưởng không, mình có hợp nghề và đủ kiên nhẫn để đi tiếp không.

Đọc ít một nhưng áp dụng được, cố gắng

1 – đọc miếng nào, xào miếng đó
2 – đọc đến đâu, diễn đạt trôi trảy về cái đã đọc
3 – đọc anything, not everything (có chọn lọc)

Đừng mắc phải Ba căn bệnh của kẻ đọc sách (Vương Quốc Bảy Bủm)

đọc gì để nâng cao trình độ viết content

Các website, blog chuyên ngành nên đọc (content marketing, digital ads)

1. Content marketing, Bloging

Copyblogger.com
kopywritingkourse.com
Content Marketing Institute
Contently

Content Marketing dưới góc nhìn, kinh nghiệm của dân làm nghề. Đọc xem thử xem mỗi ngày có gì, người ta đang nói, viết và làm gì hay ho không. Đọc xong thấy hóa ra người ta làm content không giống mình làm Content.

2. Quảng cáo

Yêu thích quảng cáo, muốn được truyền cảm hứng mỗi ngày thì đọc 2 trang sau:

http://www.adweek.com/
http://creativecriminals.com/

Các bạn nên dành thời gian để đọc các chiến dịch, tìm hiểu về từng chiến dịch xem xem có gì hay, có gì thú vị. Trong adweek có đề cập đủ chuyện về ngành, ví dụ như Samsung mới thắng 27 giải Cannes Lions 2015.

Đọc tin này xong thì ngừng lại chút, tìm hiểu xem Cannes Lions là giải gì, Samsung năm rồi làm chiến dịch nào, nhãn con nào, trước đó làm chiến dịch nào,… Các xu hướng quảng cáo, thông tin ngành cũng rất nhiều trong adweek và creativecriminals. Đọc xong, kể lại trên blog hay page của mình cũng là một dạng tích lũy.

3. Digital advertising

Đối với dân làm digital advertising thì nên đọc www.moat.com. Đúng hơn là dùng moat như một công cụ để tra cứu xem các nhãn hàng đã thiết kế hình ảnh quảng cáo như thế nào từ trước đến giờ.

Đây là website để search các digital ads của các nhãn hàng. Nếu các bạn muốn biết người ta hay viết gì trên một poster quảng cáo, xem bố cục quảng cáo, cách thức lên kịch bản nội dung trên một trang quảng cáo, thì nên dùng Moat.

Search sẽ ra các quảng cáo của một nhãn hàng. Cứ gõ tên nhãn là ra một loạt kết quả.

Có rất nhiều thứ để đọc, nhưng vài trang nho nhỏ như vậy là đủ cho một ngày, cứ vậy đều đều. Thông tin, kiến thức cần tích lũy đều đặn và duy trì như một thói quen tốt. Không nên đắm chìm trong nó, cũng đừng hời hợt lướt qua đọc cho đủ, cho nhiều. Nên tập thói quen đọc chậm, đọc kỹ và tìm hiểu sâu.

Sau đó thì quay lại với công việc của mình. Với người viết, người làm nội dung, việc chính của chúng ta vẫn là viết, là tìm giải pháp nội dung cho các dự án mỗi ngày.

4. Website và blog của Việt Nam

Tin tức trong ngành quảng cáo, marketing, truyền thông

http://gam7.vn/
http://www.brandsvietnam.com/
https://adtimes.vn/
https://advertisingvietnam.com/

Bạn có thể không đi theo ngành nhưng phải biết, vẫn nên đọc các blog về Marketing, Design hay SEO để nhìn thấy cái tổng quan và tìm động lực:

http://wecreate.life/
http://blog.duyninh.com
http://conversion.vn/
http://blog.chamxanh.com/
https://phuonghoblog.wordpress.com/

Ngoài ra, có thể tham khảo thêm 2 nguồn “lúa hoá” kiến thức digital

web5ngày

Và xây dựng mong muốn nâng cao năng lực bản thân

chienluocsong.com

Hy vọng những thông tin này có thể mang lại cho bạn được kinh nghiệm cũng như cách viết được một content hay nhất!

>>> Xem thêm: bí kiếp dành cho content writer