Bạn đang kinh doanh và bạn đang rất tự hào khi doanh nghiệp của mình luôn luôn gặp thuận lợi. Và nếu bạn nghĩ rủi ro chỉ là chuyện nhỏ đối với mình thì đó là một suy nghĩ ấu trĩ và nó sẽ giết chết bạn bằng một sự thất bại không ngờ. Do đó, kinh doanh đừng ảo tưởng kiểm soát hết mọi rủi ro là lời khuyên cũng là lời nhắc nhở dành cho tất cả mọi người.
Rủi ro là điều khó tránh khỏi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Người khôn ngoan là người luôn nghĩ ra những cách để hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất, chứ không bao nghĩ là mình sẽ kiểm soát mọi rủi ro. Dù bạn là người mới bắt đầu hay đang gặt hái được những thành công thì hãy nhớ, có những rủi ro có thể kiểm soát được và cũng có những rủi ro có thể nói là “từ trên trời rơi xuống”, và không nên nghĩ mình sẽ kiểm soát được mọi rủi mà chỉ có thể hạn chế nó.
Rủi ro là điều khó tránh khỏi trong kinh doanh
Rủi ro là luôn tìm ẩn
Ngược lại với may mắn là người nhận như được món quà do thượng đế ban tặng, trong khi rủi ro như là một mối họa khó lường có thể khiến cho hoạt động kinh doanh bình thường bỗng chốc trở nên tan tành phá sản. Nhưng rủi ro giống với may mắn ở chỗ là luôn luôn tìm ẩn xung quanh. Nếu như may mắn đó là những tìm ấn có lợi thì rủi ro là những tiềm ẩn bất lợi gây hại cho việc kinh doanh của bạn. Chính vì thế, trong kinh doanh, nếu bạn nghĩ mình kiểm soát được mọi rủi ro thì đó là một suy nghĩ chủ quan và chính điều đó có thể làm bạn phá sản.
Những rủi ro có thể kiểm soát được…
Tôi sẽ đồng ý với bạn là bạn có thể kiểm soát được một số rủi ro. Rủi ro về giá cả, rủi ro về tài chính, về bán hàng, rủi ro trong chiến dịch marketing… đó là những rủi ro nội tại mà bạn có thể sẽ kiếm soát được. Chứ còn những rủi ro về thị trường, về các chính sách của nhà nước hay những rủi ro từ các đối thủ cạnh tranh… là những rủi ro tác động từ bên ngoài bạn chỉ có thể tiên liệu và hạn chế nó chứ không thể kiểm soát nó được.
Rủi ro tác động từ bên ngoài bạn chỉ có thể tiên liệu và hạn chế nó chứ không thể kiểm soát nó hết được
Bạn không thể kiểm soát đối thủ cạnh tranh sẽ tung ra sản phẩm smartphone có cấu hình khủng và thiết kế đẹp ra sao, trong khi doanh nghiệp bạn chưa có được giải pháp đối phó. Cái bạn có thể làm trong trường hợp đó là dự đoán về cấu hình và thiết kế sản phẩm smartphone sắp ra của đối thủ để có thể tung ra một sản phẩm có cấu hình tương đương hoặc cao hơn để có thể cạnh tranh với họ mà thôi.
Và nếu bạn còn ảo tưởng sẽ kiểm soát được mọi rủi ro thì hãy nhìn vào những tấm gương kinh doanh thất bại. Họ thất bại là cũng một phần xuất phát từ suy nghĩ đó.