“Châu chấu đá xe”: Bí quyết cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

“Châu chấu đá xe”: Bí quyết cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

2488
CHIA SẺ

Một trong những chiến lược dành cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ đó là chiến lược châu chấu đá xe. Trong thực tế đã có nhiều câu chuyện về các thương hiệu đã áp dụng thành công chiến lược này. Đây sẽ là một bí quyết để tồn tại và đem đến thành công cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ càng hơn về chiến lược này.

Trong hơn 2 thập kỷ trước thì Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của nhiều tập đoàn đa quốc gia như P&G, Unilever, Cocacola… Qua thời gian thì những ông lớn này ngày càng uy lực. Theo một báo cáo gần đây thì thương hiệu Unilever là 1 trong 3 thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam mua nhiều nhất còn CocaCola và PepsiCo vẫn đang thượng phong trong thị trường đồ uống.

Unilever là một trong những thương hiệu lớn tại Việt Nam

Trước sức mạnh toàn diện của những gã khổng lồ, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn. Trong thế trận không ngang tài ngang sức đó, có một số công ty đã phải bán mình để tiếp tục duy trì sự tồn tại và tăng trưởng. Trong lĩnh vực đồ uống, có thể kể đến trường hợp Tribeco bán cho Uni-President, Interfoods bán cho Kirin Holdings. Trong thị trường hàng tiêu dùng, có những sự kiện như Diana bán cho Unicharm, ICP bán cho Marico…

Nhiều thương hiệu phải bán mình để duy trì thương hiệu

Tuy nhiên vẫn có những doanh nghiệp Việt Nam kiên nhẫn đeo bám thị trường, tìm cách vượt lên. Những doanh nghiệp này có 2 hướng đi phổ biến: một là hợp lực để tạo thế đứng đối trọng, chẳng như Tập đoàn Masan thông qua mua bán sáp nhập để sở hữu nhóm các công ty tiêu dùng như Vĩnh Hảo, Vinacafé, Proconco, ANCO, tạo đối trọng với Nestlé, Pepsi, Coca Cola, C.P. hay Cargill; thứ hai đó là trực tiếp “nghinh chiến”, tiêu biểu là Tân Quang Minh (thương hiệu Bidrico) và Mỹ Hảo.

Trong các chiến lược này sẽ không thể kết luận là con đường nào khôn ngoan hơn mỗi chiến lược của mỗi công ty là khác nhau. Không kể đến trường hợp công ty Việt Nam đã lọt vào tay quốc tế, cách đi của Tân Quang Minh và Mỹ Hảo, 2 doanh nghiệp tầm trung ở ngành hàng tiêu dùng, có thể làm chúng ta liên tưởng đến những cuộc “cách mạng” ngoạn mục từng diễn ra trên thế giới. Đó là AJE Group (thương hiệu Big Cola) ở Peru và RSPL (với thương hiệu Ghari) ở Ấn Độ. Hai công ty này là minh chứng đầy sống động cho khả năng “trứng có thể chọi đá”. Đáng chú ý hơn, từ cuộc chiến giành lại thị trường nội địa, các doanh nghiệp này đã vượt lên, trở thành những công ty quốc tế hùng mạnh.