Mã độc hại (MALWARE) – Các loại virus

Mã độc hại (MALWARE) – Các loại virus

2249
CHIA SẺ
malware

Mã độc hại (Malware) được định nghĩa là “một chương trình (program) được chèn một cách bí mật vào hệ thống với mục đích làm tổn hại đến tính bí mật, tính toàn vẹn hoặc tính sẵn sàng của hệ thống”

Nhưng chúng ta sẽ quen gọi chung là virus máy tính ở Việt Nam như: worm, Trojan, spy-ware,… thậm chí là virus hoặc các công cụ để tấn công hệ thống mà các hacker thường sử dụng như: backdoor, rootkit, key-logger,…

Virus (Maliciuos code) là loại phần mềm độc hại phổ biến nhất và được xác định là một chương trình độc hại có thể tự thực thi và lây lan bằng cách lây nhiễm các chương trình hoặc tệp khác.

malware

Worm là một loại phần mềm độc hại có thể tự tái tạo mà không cần chương trình chủ; sâu thường lây lan mà không có bất kỳ sự tương tác của con người hoặc chỉ thị từ các tác giả phần mềm độc hại. (worm có thể chia làm 2 loại Network service worm: lan truyền bằng cách lợi dụng các lỗ hổng bảo mật của mạng, của hệ điều hành hoặc của ứng dụng.
Sasser là ví dụ cho loại sâu này, mass mailing worm: là một dạng tấn công qua dịch vụ mail, tuy nhiên nó tự đóng gói để tấn công và lây nhiễm chứ không bám vào vật chủ là email.)

Trojan horse là một chương trình độc hại được thiết kế như một chương trình hợp pháp; được kích hoạt sau khi cài đặt, Trojans có thể thực thi các chức năng độc hại của chúng.
Spyware là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để thu thập thông tin và dữ liệu về người dùng và quan sát hoạt động của họ mà họ không hề biết.

Compiled virus là một virus mà mã thực thi của nó đã được dịch hoàn chỉnh bởi một trình biên dịch để nó có thể thi trực tiếp từ hệ điều hành.

Interpreted virus là một tổ hợp của mã nguồn, mã chỉ thực thi được dưới sự hỗ trợ của một ứng dụng cụ thể hoặc một dịch vụ cụ thể trong hệ thống. Hiểu đơn giản thì virus kiểu này là một tập lệnh, cho đến khi ứng dụng gọi thì nó mới được thực thi.

malware

Attacker tool là những bộ công cụ tấn công có thể sử dụng để đẩy các phần mềm độc hại vào hệ thống, Các bộ công cụ này có khả năng giúp cho kẻ tấn công có thể truy nhập bất hợp pháp vào hệ thông hoặc là cho hệ thống bị lây nhiễm mã độc hại.

Phishing là một hình thức tấn công thường có thể xem là kết hợp với mã độc hại. Phishing là phương thức dụ người dùng kết nối và sử dụng một hệ thống máy tính giả mạo nhằm làm cho người dùng tiết lộ các thông tin bí mật về danh tính (ví dụ như mật khẩu, số tài khoản, thông tin cá nhân,…).

Virus hoax là các cảnh báo giả về virus Các cảnh bảo giả này thường núp dưới dạng một yêu cầu khẩn cấp để bảo vệ hệ thống. Mục tiêu của cảnh báo virus giả là cố gắng lôi kéo mọi người gửi cảnh báo càng nhiều càng tốt qua email.

Có lẽ chúng tôi có nhiều thông tin mang nhiều bổ ít cho bạn, nên bạn muốn tham khảo bạn cứ tham khảo trang của chúng tôi!

Xem thêm: python là gì