Lập Kế Hoạch Kinh Doanh

Lập Kế Hoạch Kinh Doanh

3315
CHIA SẺ

Bạn muốn kinh doanh một mình bạn phải có kế hoạch rõ ràng, bạn phải có một giai đoạn để lên kế hoạch kinh doanh. Rất nhiều nghiên đã chỉ ra rằng một trong những doanh nghiệp thất bại là do kế hoạch kinh doanh kém hiểu quả.

Nếu bạn muốn bền vững, bạn cần nắm rõ về ngành mà bạn tham gia, cần xác định liệu bạn sẽ áp dụng kế hoạch đó như thế nào và đối tượng mà bạn nhắm đến là ai. Cuối cùng, bạn nên soạn thảo một kế hoạch kinh doanh ngắn gọn, hoàn chỉnh và toàn diện. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết từng bước lên kế hoạch dưới đây.

Bước 1: Nắm rõ công việc kinh doanh

Để chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh, bạn phải nắm rõ ngành mà mình tham gia. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải nghiên cứu rất nhiều. Nghiên cứu dưới hai hình thức: đọc tất cả mọi thông tin về ngành và nói chuyện với những người trong ngành. Tìm hiểu tất cả mọi thứ về doanh nghiệp và ngành của bạn.

Bước 2: Xác định mục đích của kế hoạch

Một kế hoạch kinh doanh góp phần làm rõ tầm nhìn kinh doanh , và chỉ dẫn bạn cách hoàn thiện tầm nhìn đó, nó cũng thường được sử dụng để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.

Nếu bạn kinh doanh bằng vốn tự có, việc lập kế hoạch chủ yếu vì lợi ích của bạn, nhưng nếu bạn đang tìm kiếm các nhà đầu tư bên ngoài, mục tiêu bạn cần nhắm vào chính là những nhà đầu tư này. Vì vậy, trước khi vạch ra kế hoạch của mình, hãy xác định xem bạn cần thu hút các nhà đầu tư bên ngoài hay không.

Bước 3: Xác định đối tượng

Việc xác định đối tượng sẽ có 4 các để xác định:

1. Sự tín nhiệm – Bạn tạo dựng niềm tin bằng cách thể hiện bản thân thông qua cách ứng xử và đạo đức của mình, vì vậy kế hoạch kinh doanh của bạn cũng cần thể hiện những phẩm chất đó.

2. Sự hiểu biết về mô hình kinh doanh – Công việc của bạn là trình bày rõ ràng nhiệm vụ, đặc điểm của sản phẩm và cách bạn sẽ tạo ra lợi nhuận. Bạn có thể phải điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với đối tượng của mình: những nhà đầu tư bình thường có thể sợ các thuật ngữ chuyên ngành, trong khi các chuyên gia đầu tư có thể sẽ muốn nghe về nó.

3. Tự tin về tài chính – Hãy nêu rõ những rủi ro đầu tư trong hoạt động kinh doanh của bạn. Ngoài ra, cho các nhà đầu tư thấy rằng bạn có khả năng bồi thường cho họ – dù cho hoạt động kinh doanh của bạn thành công hay thất bại.

4. Lợi nhuận đầu tư lớn – Trong giai đoạn 1928-2007, lợi nhuận từ cổ phiếu tính theo cấp số nhân (hàm mũ) là 9.8%, trong khi trái phiếu kho bạc thời hạn 10 năm là 5%. Lợi nhuận vốn chủ sở hữu tư nhân còn khó đo lường hơn, nhưng nhìn chung các nhà đầu tư mong muốn phần lãi từ 2-5% trên tổng lợi nhuận của thị trường vốn sở hữu công trong mọi ngành. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp mới phải nằm trong phạm vi vốn cổ phần tư nhân.

Thông thường, các nhà đầu tư sẽ mong muốn đạt được một tỷ suất lợi nhuận nội bộ nhất định. Công việc của bạn là đảm bảo lợi nhuận dự kiến phải tương đương với những doanh nghiệp khác cùng ngành.

Bước 4: Lập kế hoạch kinh doanh

Nó phải dẫn đường cho bạn. Nó cũng phải cho các nhà đầu tư biết những gì bạn đang làm và lý do tại sao họ nên đầu tư. Họ sẽ đầu tư nếu họ thấy được bạn cố gắng và chỉnh chu đối với việc làm ăn của bạn và họ.

Thứ tự trình bày trong bản kế hoạch có thể theo mẫu sau:

+ Tuyên bố sứ mệnh

+ Tóm tắt

+ Đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ

+ Thị trường mục tiêu

+ Kế hoạch tiếp thị

+ Phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh

+ Dự thảo tài chính

+ Sơ yếu lý lịch của những người đứng đầu công ty

+ Đề xuất của bạn (bạn đang tìm kiếm loại hình huy động vốn nào)

+ Phụ lục (mọi thông tin cần thiết khác)

Bạn cũng lưu ý đến vốn khởi đầu mà bạn bỏ ra để đầu tư vào dự án. Những người bỏ vốn muốn (và thường yêu cầu) các doanh nhân rót vốn của họ vào dự án, và phần vốn bạn đầu tư càng lớn so với giá trị thực thì càng có lợi.

Bạn kinh doanh 1 mình hay đi nhiều người thì bạn cũng phải có định hướng rõ ràng thì bạn mới thành công,

Thiết kế chuẩn SEO