Cấu trúc viết content hay

Cấu trúc viết content hay

1736
CHIA SẺ
cấu trúc viết content hay

Làm thế nào để viết được content hay? Có cấu trúc gì, cấu trúc đó được thể hiện như thế nào? Để thu hút được khách hàng thì content phải như thế nào?

Cấu trúc sáng tạo content phổ biến:

(AIDA Attention – Interest – Desire – Action)

Trong giao tiếp, cũng như viết content, việc khơi gợi sự tò mò và hướng mọi người hành động theo mong muốn của mình là một yếu tố vô cùng quan trọng.

Theo đó, công thức AIDA sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo giúp bạn nhanh chóng đạt được mục đích ấy.

Được sáng tạo bởi Elias.St.Elmo và được công bố vào tháng 8 năm 1948, AIDA có thể xem là một trong những công thức copywriting lâu đời, chuẩn nhất cho hầu hết các hình thức marketing.

Đặc biệt, nó được sử dụng từ xa xưa để gửi thư trực tiếp, truyền hình, đài phát thanh, các trang bán hàng, các trang landing page, và nhiều hơn nữa.

Kỹ năng viết content chuẩn SEO này tuân theo trình tự tạo ra cho người đọc :

  • Sự chú ý – Attention
  • Duy trì sự quan tâm – Interest
  • Kích thích mong muốn của người đọc – Desire
  • Biến mong muốn thành hành động mua hàng – Action

4A (Aware – Attitude – Act – Act again)

Mô hình 4A được xây dựng dựa trên mô hình tiên phong AIDA, với công thức viết bài như sau:

  • Aware – Nhận biết
  • Attitude – Thái độ
  • Act – Hành động
  • Act again – Lặp lại hành động

Người đọc ngày nay không còn muốn phải đọc một content nhai đi nhai lại theo nhiều góc nhìn khác nhau và khó quyết định mua hàng.

Vì vậy, hành động và lặp lại hành động là 2 điểm mấu chốt của mô hình 4A.

Thái độ của thương hiệu và Đặc điểm nhận biết của thương hiệu cũng được chú trọng nhiều hơn, giúp thương hiệu tạo ra được sắc màu riêng ấn tượng.

Tuy nhiên, từ khi Internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, hành vi của khách hàng đã có những sự thay đổi rõ rệt khiến mô hình 4A không còn phù hợp để mô tả hành trình mua hàng của họ.

Cha đẻ của marketing hiện đại – Philip Kotler – dựa trên mô hình 4A đã phát triển nên mô hình 5A như mô hình Marketing dành riêng cho thời đại số.

Theo đó, mô hình 4a này bao gồm 5 giai đoạn:

  • Awareness – Nhận biết
  • Appeal – Khả năng thu hút
  • Ask – Tìm hiểu
  • Action – Hành động
  • Advocate – Ủng hộ thương hiệu

Cách viết content hiệu quả 5A chẳng mấy chốc trở thành mô hình làm rung chuyển giới Marketing nói chung và copywriter nói riêng.

Nếu nói đây là công thức hình mẫu lý tưởng của thời đại Marketing 4.0 cũng không ngoa chút nào.

Điểm khác biệt giữa mô hình 5A với AIDA hay 4A chính là: Mô hình này không các bước, phải diễn ra theo đúng quy trình.

Bạn có thể lược bỏ vài bước hoặc nếu cần, có thể đi ngược lại với thứ tự AIDA, là ADIA chẳng hạn, để có tính linh hoạt cao cho cấu trúc bài viết của bạn mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Bởi trong thời đại mà hành trình khách hàng trở nên phức tạp bởi những micro moment như hiện nay, thì khách hàng của bạn có thể nhảy đến bước Act không theo quy trình nào cả.

Song, để làm được như vậy, thương hiệu của bạn cần đảm bảo uy tín của sản phẩm và nội dung trung thực, bộ phận telesale tốt hơn và chương trình hậu mãi có trách nhiệm.

cấu trúc viết content hay

4C (Clear – Concise – Compelling – Credible)

4C được xem là công thức chung cho tất cả các tiêu chí cần và đủ để tạo nên một bài content hay, thu hút người đọc. Nói cách khác, trong trường hợp bí ý tưởng, 4C sẽ là một giải pháp tối ưu giúp bạn xây dựng một bài viết hiệu quả.

Phương pháp viết content này bao gồm 4 yếu tố:

1/ Clear – Rõ ràng

Ralph Waldo Emerson định nghĩa sự rõ ràng như sau: Viết rõ nghĩa là viết không chỉ để người đọc hiểu bạn mà còn làm sao để thông điệp của bạn đã truyền tải không bị hiểu lầm”.

Lời khuyên: Hãy tổng hợp các tài liệu dài thành các phần nhỏ được tổ chức hợp lý, mỗi phần có tiêu đề riêng của nó.

2/ Concise – súc tích

Súc tích không hoàn toàn có nghĩa là ngắn gọn mà nói một cách chính xác thì “súc tích” nghĩa là kể câu chuyện hoàn chỉnh bằng ít từ nhất có thể, không lan man, không dư thừa, không lặp lại khi không cần thiết.

3/ Compelling – Thuyết phục

Một bài copywriting chỉ dễ đọc thôi vẫn chưa đủ.

Hơn hết, nó cần phải thú vị, hấp dẫn, có tính thuyết phục và nhiều tin tức đến mức người đọc không thể ngó lơ, hoặc ít nhất, khiến họ phải tự cảm thấy nên đọc lướt qua để lượm lặt những ý quan trọng.

Một lý do chính mà rất nhiều bài content không hấp dẫn là nó được viết về những vấn đề mà marketer quan tâm, chứ không phải điều khách hàng tiềm năng của bạn mong đợi.

Cụ thể, các nhà tiếp thị quan tâm đến các yếu tố sản phẩm, tổ chức và nhất là một thông điệp họ muốn gửi đến người đọc.

Mặt khác, người đọc lại quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nhu cầu, nỗi sợ hãi, mối quan tâm, lo lắng, thách thức và mong muốn của mình.

4/ Credible – Đáng tin

Copywriter Herschel Gordon Lewis đã lưu ý rằng: Chúng ta đang sống trong một thời đại của sự hoài nghi.

Nói một cách đơn giản… “Khách hàng tiềm năng của bạn không tin vào những gì bạn nói vì họ cho rằng bạn chỉ đang cố tìm mọi cách bán được hàng”

Dù vậy, khách hàng lại có xu hướng tin tưởng lời khuyên từ các chuyên gia được công nhận trong một lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp nhất định.

Do đó, bạn có thể vượt qua sự hoài nghi bằng cách tự xây dựng hình ảnh bản thân hoặc tổ chức của bạn như một nhà lãnh đạo đi đầu trong thị trường của mình thông qua những bài viết của bạn đầy tính xác thực.

Khách hàng có thể không tin tưởng vào quảng cáo, nhưng phần nào tin tưởng hơn vào các ngu tin tức như trang web, bạch thư hay các bài báo trên tạp chí.

Thêm một cách khác để tạo dựng uy tín là chủ động quảng bá rộng rãi testimonials của khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn cung cấp.

Trước hết là tận dụng mọi cơ hội để khách hàng cung cấp cho bạn testimonials dưới dạng video tại các sự kiện, hội thảo.

Sau đó, đăng tải chúng trên trang web và các trang landing page của mình nhằm thu hút sự chú ý cũng như tăng tính xác thực cho người đọc.

4P (Picture – Promise – Prove – Push)       

Picture – Hình ảnh: Một hoặc vài bức ảnh kích thích tâm trí người đọc, tôn lên giá trị sản phẩm và gợi lên mong muốn từ người xem.

Promise – Lời hứa: Đưa ra những lời cam kết về hiệu quả hoặc công dụng có giá trị của sản phẩm của mình.

Prove – Cung cấp: Cung cấp những lời chứng thực cho lời cam kết của bạn, nhằm thuyết phục người đọc vì sao sản phẩm và lời hứa, lời cam kết của bạn đáng tin cậy.

Đây có thể bao gồm các case study hoặc lời khuyên từ các chuyên gia, …

Push – Thúc đẩy: Thúc đẩy người đọc đưa ra hành động bằng các khuyến mãi, sự khan hiếm….

Đây là một trong những công thức điển hình cho các copywriter viết content những mẫu quảng cáo bán hàng trên facebook hiện nay.

APP (Agree – Promise – Preview)

Một trong những công thức viết content bạn nên thực hiện để tạo nên một bài viết hay chính là APP.

Cách viết content thu hút này được sử dụng bởi Brian Dean trong Case Study về Copywriting của anh ấy. Và nó hiệu quả đến nỗi tôi không thể không nhắc đến.

Cách viết content marketing này rất đơn giản:

Agree (đồng ý): Nhận ra vấn đề của người đọc, thừa nhận và đồng ý với vấn đề đó.

Promise (hứa): Hứa rằng sẽ giải quyết vấn đề của họ.

Preview (xem trước): Cho họ biết nội dung bạn sẽ nhắc đến trong bài viết của bạn.

Đây là một trong những công thức viết content hữu hiệu nhất khi bạn bí ý tưởng.

Bởi vì bạn chỉ cần điền vào chỗ trống và lập tức bạn sẽ có một mở bài tuyệt vời. Bạn có thể áp dụng ngay cho bài viết của mình.

PAS (Problem – Agitate – Solve)

Rất nhiều marketer gọi đây là công thức thống trị truyền thông xã hội, bởi vì tính ứng dụng rộng rãi của công thức này.

Bạn có thể sử dụng nó trong các bài blog, bài PR, email lẫn tờ rơi, tin vặt,…

Kỹ năng viết content marketing này khá tinh gọn, dễ hiểu và được trình bày theo thứ tự các bước như sau:

Problem: Xác định vấn đề

Agitate: Khoét sâu vấn đề

Solve: Giải quyết vấn đề

Đánh vào vấn đề khách hàng của mình một cách trung thực nhưng khéo léo, tinh tế, PAS sẽ thực sự mang lại hiệu quả cho content của bạn. Tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi nếu bạn có ý định mập mờ với khách hàng của bạn. Preview (xem trước): Cho họ biết nội dung bạn sẽ nhắc đến trong bài viết của bạn.

cấu trúc viết content hay

FAB (Features – Advantages – Benefits)

Có một sự thật là ngày nay, người đọc không chỉ quan tâm đến vấn đề được nêu ra trong một bài content mà họ còn thích được nghe câu chuyện đằng sau những vấn đề ấy.

Bởi lẽ đó, nhiệm vụ của copywriter là sáng tạo ra những câu chuyện lôi cuốn, hiệu quả nhằm kích thích sự tò mò nơi độc giả.

Theo Copyhacker, FAB (Features – Advantages – Benefits) là một loại công thức sẽ giúp bạn sắp xếp thông điệp mà bạn đang cố gắng truyền tải thành câu chuyện cuốn hút, đầy tính thuyết phục.

Cách viết content này bao gồm các yếu tố chính yếu sau:

Features – Tính năng: Bao gồm tính năng sản phẩm hoặc dịch vụ như các thông số, các thành phần, những gì mà sản phẩm/ dịch vụ có thể làm.

Advantages – Ưu điểm: Sản phẩm, dịch vAAAụ của bạn có điểm gì giúp ích nhiều hơn cho khác hàng.

Benefits – Lợi ích: Những lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể đem lại cho khách hàng.

Công thức viết content này giúp người đọc nhìn rõ được công dụng của sản phẩm lẫn lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ có thể đem lại cho cuộc sống của họ, lí do mà họ không nên chọn sản phẩm của , dịch vụ khác.

Để làm được điều đó, bạn cần thật sự am hiểu về sản phẩm của bạn và cách chắc lọc từ ngữ để thúc đẩy người đọc ra hành động.

Bạn có thể xem thêm các bài viết liên quan đến content: những đặc điểm cần chú ý khi thiết kế web chuẩn seo