8 Cách đơn giản giúp tối ưu website chuẩn SEO google

8 Cách đơn giản giúp tối ưu website chuẩn SEO google

3321
CHIA SẺ

Bạn đang gặp khó khăn trong việc đưa trang web kinh doanh của mình lên lọt vào top trang tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm? Bạn không biết phải bắt đầu từ đâu và làm những gì? Bên cạnh việc website được thiết kế tối ưu, thân thiện với bộ máy hay thực hiện theo những hướng dẫn tự làm SEO thì việc đưa website lên top vẫn không phải là con đường bằng phẳng. Bài viết dưới đây với 8 cách đơn giản sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tối ưu website và bắt tay ngay vào việc đạt thứ hạng một cách nhanh chóng.

1. Bình luận của khách hàng

8 cách đơn giản nhưng cực hữu hiệu để nổi bật trên Google

8 cách đơn giản nhưng cực hữu hiệu để nổi bật trên Google

Bình luận từ những người mua hàng trước đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của khách hàng tiềm năng. Có đến 61% khách hàng đọc các đánh giá online trước khi đưa ra quyết định của mình. Bình luận và đánh giá của khách hàng đem đến cho bạn nhiều cung bậc lợi ích khác nhau: rất tuyệt vời đối với việc nâng cao trải nghiệm người dùng, hỗ trợ tăng tỉ lệ chuyển đổi và là nguồn nội dung bổ sung mà Google rất muốn “thấy” và đánh giá cao bằng cách tăng thứ hạng. Bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết Làm thế nào để khách hàng “tự nguyện” bình luận trên trang web? về cách thu hút bình luận và đánh giá của khách hàng hoặc sử dụng ứng dụng như Đánh giá sản phẩm cho website của mình.

2. Thêm hình ảnh hoặc video cho sản phẩm

Hình ảnh liên quan, hình ảnh mô tả làm một yếu tố khác đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm khách hàng và thứ hạng. Tuy nhiên nếu bạn chỉ đăng hình ảnh tùy thích trong phần mô tả hay hình ảnh minh họa, thứ hạng website của bạn vẫn không có gì cải thiện. Thay vào đó, hãy đảm bảo rằng thẻ alt ảnh và dòng mô tả của mỗi hình ảnh đều được tối ưu với từ khóa liên quan. Điều này giúp nội dung của bạn nâng cao thứ hạng với các từ khóa này và đồng thời đem đến cơ hội để chính những hình ảnh này được xếp hạng khi khách hàng tìm kiếm trên Google hình ảnh.

3. Tập trung vào link chất lượng

Xây dựng backlink chất lượngXây dựng backlink chất lượng

Xây dựng chiến lược backlink chất lượng và hiệu quả cho một website thương mại điện tử là một thách thức. Dù muốn hay không, đây vẫn là một phần không thể thiếu trong việc tự làm SEO cho website. Bạn có thể đặt nhiều link, đa dạng từ khóa từ các trang sản phẩm chính, hơn là chỉ tập trung vào trang chủ hoặc các trang có thứ hạng cao. Bên cạnh đó, đặt link liên quan giữa các trang nội dung trong bài blog cũng là một cách hữu hiệu để bạn tao nguồn link chất lượng và không kém phần hữu ích cho các khách hàng của mình.

4. Đừng bỏ quên mô tả sản phẩm

Với một trang kinh doanh trực tuyến,” trái tim” của trang chính là danh sách sản phẩm cũng phần mô tả sản phẩm chi tiết. Đây không chỉ là nơi cung cấp thông tin cho khách hàng mà còn là nguồn cung cấp thông tin để Google cũng như các cỗ máy tìm kiếm đánh giá và xếp hạng website. Vì vậy, hãy đầu tư thời gian và công sức để hoàn thiện những mô tả này và đừng quên lồng ghép các từ khóa liên quan đến sản phẩm trong đó. Bạn có thể thảo luận với khách hàng về những điều sản phẩm có thể giải quyết được bằng cách lồng ghép câu truyện trong những dòng mô tả này, cách làm này sẽ tạo thêm sức cuốn hút cho chính sản phẩm và trang web của bạn.

5. Nâng cao tính bảo mật

Nâng cao tính bảo mật cho websiteNâng cao tính bảo mật cho website

Nâng cao tính bảo mật cho trang web là yếu tố được Google lẫn  khách hàng của bạn xem trọng. Các trang web với phần mã hóa (HTTPS) là dấu hiệu để Google và khách hàng tin tưởng hơn vào tính bảo mật và đáng tin cậy cho website bán hàng.

6. Từ khóa địa điểm trên website

Nếu bạn có cửa hàng bán lẻ kết hợp kinh doanh online thông qua website, hãy tận dụng chính điều này để tạo lòng tin với Google. Bằng cách bổ sung thêm thông tin như thành phố, quận, tên viết tắt, mã vùng…. Bạn có thể sử dụng công cụ như Local Keyword Research để tìm hiểu thêm nhiều gợi ý khách nhau.

7. Thông tin liên hệ đầy đủ

Điều này bao gồm các thông tin như địa chỉ cửa hàng, địa chỉ kho, số điện thoại liên hệ, email, các kênh thông tin mạng xã hội. Bạn có thể đặt tại phần chân trang hoặc trong menu Liên hệ riêng của website. Bên cạnh đó, đừng quên đăng tải những thông tin này cũng như hoàn thiện chúng trên trang Google Maps, Search và Google + cho website của bạn.

8. Tập trung vào khách hàng địa phương

Với mong muốn đưa công việc kinh doanh của bạn đến gần với những thứ hạng cao trong danh sách tìm kiếm tại địa phương, hãy tập trung sức lực làm SEO vào những yếu tốt mang tính địa phương. Điều nay đòi hỏi bạn cần xây dựng hệ thống link chất lượng với các trang web địa phương, tối ưu onpage các yếu tố như thẻ H1/H2, thẻ title… và nếu có thể hãy thu hút bình luận từ các trang tại địa phương.

Thông qua những gợi ý trên đây, hy vọng website bán hàng của bạn cũng như nội dung của website sẽ có cơ hội đạt thứ hạng tốt hơn trên Google. Tuy nhiên, hãy luôn tập trung vào việc nâng cao và đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của bạn. Khi hướng đến khách hàng, bạn sẽ hiểu hơn về cách cung cấp nội dung liên quan và tập trung tốt hơn vào thị trường mục tiêu. Với các website vừa và nhỏ như của bạn, đây là một chặng đường dài và gian nan để đạt được thứ hạng mong muốn trên Google nhưng bạn sẽ đạt được điều đó trong ngày không xa.