Khi nào nên tấn công đối thủ cạnh tranh

Khi nào nên tấn công đối thủ cạnh tranh

3530
CHIA SẺ

Thương trường cũng như chiến trường, dù bạn làm ở bất cứ lĩnh vực nào thì cũng có đối thủ cạnh tranh, có khác nhau là khác về công dụng, nhãn hiệu hay theo ngành mà thôi. Cuộc chiến tham gia giành thị phần và khách hàng là một quá trình dài hạn, đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải biết cân nhắc lúc nào nên rút lui và lúc nào nên tấn công đối thủ cạnh tranh cho hợp lý. Blog My Page xin đưa ra những lời gợi ý dưới đây để bạn biết khi nào nên tấn công đối thủ cạnh tranh, khi nào nên ngừng lại:

1. Có những điều mới lạ

Thông điệp tiếp thị về sản phẩm của bạn nếu hay sẽ như một luồng gió mới thu hút được sự chú ý của người dùng, từ đó bạn sẽ chiếm nhiều thị phần hơn đối thủ. Điều thứ 2 là sản phẩm của bạn cũng phải được thay đổi, tích hợp nhiều tính năng mới mà đối thủ chưa có, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

2. Khi đối thủ cạnh tranh mờ nhạt hoặc dính tai tiếng

Khi bạn nghe ngóng được khách hàng phản ánh quá nhiều về chất lượng dịch vụ của đối thủ rất kém, có nhiều thiếu sót hoặc thái độ phục vụ khách hàng không tốt thì đây chính là cơ hội vàng để bạn quảng bá mạnh thương hiệu của công ty mình.

phan-tich-doi-thu-canh-tranh-trong-seo

3. Mở rộng thị trường

Ở những thị trường mới bạn phải tấn công liên tục, lên chiến dịch quảng cáo sản phẩm thường xuyên để chiếm thị phần nhất định. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu về liệu có đáng không.

4. Khi bị đối thủ cạnh tranh tấn công

Lúc này bạn phải thật bình tĩnh để phản công lại đối thủ cạnh tranh. Trước mắt với những khách hàng cũ thì doanh nghiệp nên giải thích vì sao khách hàng nên gắn bó với mình, những giá trị mà họ nhận được là gì. Với khách hàng mới thì bác bỏ những lời khẳng định của đối thủ và khẳng định lại giá trị thương hiệu của công ty mình.

5. Lưu ý chung

Blog My Page xin lưu ý các doanh nghiệp những điều sau khi tấn công đối thủ cạnh tranh, cho dù là ở bất cứ lúc nào đi chăng nữa:

-Cho dù tình huống có như thế nào cũng phải thật bình tĩnh và nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan

-Nói về điểm yếu của đối thủ nhưng không nhằm vào cụ thể bất cứ cá nhân nào cả mà chỉ nói chung chung

-Giữ chữ tín với khách hàng, cam kết đạt được những mục tiêu đặt ra

-Luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu

-Giới thiệu ưu điểm của mình chứ không nên chỉ trích vào đối thủ cạnh tranh

Biết tiến biết lui, tấn công dúng thời điểm, làm theo những điều như trên thì chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ tồn tại vô cùng lâu dài trên thị trường và khó có đối thủ nào cạnh tranh được.