Cách Tối Ưu Hóa Web Để Làm SEO Hiệu Quả

Cách Tối Ưu Hóa Web Để Làm SEO Hiệu Quả

2464
CHIA SẺ

Làm thế nào để SEO web hiệu quả là vấn đề hàng đầu được cả SEOer quan tâm. Tại sao mất nhiều thời gian làm SEO mà từ khóa vẫn không lên top, chắc có lẽ đó là câu hỏi được hỏi nhiều nhất vậy nguyên nhân bắt đầu từ đâu?
Việc mà để SEO hiệu quả nhất là bạn làm sao để tối hóa trang web, dưới đây là cách chỉ để tối ưu hóa trang web sơ lược, từ đó bạn có thể rút ra kinh nghiệm để có nhiều cách làm cho từ khóa bạn lên top Google.

Có 5 phần cơ bản bạn cần chú ý là:

1.Tối ưu các thẻ HTML quan trọng

Thẻ tiêu đề: không nên viết quá ngắn hay quá dài, sử dụng từ khóa trong tiêu đề các tiêu đề trên mỗi trang bài viết trên web của bạn là riêng biệt, không trùng nhau, bạn nên thêm tên thương hiệu vào cuối tiêu đề, nên sử dụng từ khóa để ở cụm đầu tiên trong tiêu đề điều này có mối liên hệ cao với thứ hạng trên website.

Meta Description: mặc dù không được coi là yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa, nhưng là một trong những nơi truyền tải thông tin đến người truy cập web, ngoài ra các từ khóa trong meta description sẽ được bôi đậm, nếu bạn viết thẻ meta hay thì tỉ lệ người truy cập vào trang web của bạn cũng sẽ tăng.

Meta Keywords: Yahoo! là duy nhất trong số các công cụ tìm kiếm trong việc ghi lại và sử dụng thẻ từ khoá meta keyword! Chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng thẻ meta keyword tuy nhiên nếu các bạn muốn sử dụng thì cũng chỉ nên hạn chế và dùng tối đa 8 từ khóa/thẻ meta keyword cho 1 trang.

Robots Meta: Mặc dù không cần thiết, tuy nhiên các bạn cần kiểm tra kỹ xem liệu có thẻ robots meta nào đang cấm Google Spider truy cập và thu thập dữ liệu của bạn không.

Rel = Canonical: Chúng tôi khuyên sử dụng thẻ Canocial để ngăn chặn bất kỳ bản sao tiềm năng tránh trùng lặp nội dung.

2. URL

Độ dài: nên sử dụng URL ngắn tạo các liên kết qua lại giữa các trang, bạn nên làm cho nội dung phong phú để được xem như thông điệp truyền tải đến người đọc. URL không nên có độ dài không quá 100 ký tự.

Từ khóa: Nên khéo léo chèn một số từ khóa vào trong URL để làm tăng tần xuất xuất hiện của từ khóa. Đặc biệt lưu ý nên tối ưu cấu trúc các đường dẫn đến các bài viết của trang như sau: domain.com/ten-chuyen-muc/bai-viet thì sẽ tốt hơn rất nhiều so với cấu trúc: domain.com/folder/ten-chuyen-muc/ten-chuyen-muc-con/bai-viet.

Tên miền phụ so với Pages: Đây là một chủ đề không mới nhưng luôn khiến các SEOer bận tậm, tất cả đều có những băn khoăn chung là nên sử dụng 1 tên miền phụ hay một thư mục trực thuộc domain chính để làm chuyên mục cho trang web của họ. Bạn cần xác biết rằng tên miền phụ (sub-domain) gần như không liên quan và tác động gì tới tên miền chính, tuy nhiên nếu là một thư mục hoặc 1 pages trực thuộc tên miền chính (ví dụ: domain.com/thu-muc) thì thư mục này sẽ có tác động và liên quan đến tên miền chính.Bạn nên dùng 1 tên miền phụ nếu như nội dung của tên miền phụ không liên quan hoặc khác hoàn toàn với tên miền chính. Và sử dụng là pages hoặc thư mục nếu nội dung có liên quan tới tên miền chính.

Khoảng cách giữa các từ: Dấu gạch ngang vẫn là vua của các ký tự phân cách từ khóa trong URL, tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc các ký tự khác cho phù hợp với văn cảnh xuất hiện từ khóa, không nên rập khuôn chỉ áp dụng dấu gạch ngang. Chú ý: Ngày nay có nhiều SEOer sử dụng domain có dấu gạch ngang (ví dụ: tu-khoa.com) theo ý kiến của chúng tôi thì chúng ta không nên sử dụng domain như vậy, domain có tên là tukhoa.com sẽ có giá trị hơn rất nhiều so với domain có tên tu-khoa.com.

 


3. Nội dung

Số lần lặp từ khoá: Không thể để xác định chính xác số lần xuất hiện một thuật ngữ, từ khóa / cụm từ trên trang, trong một trang chỉ nên lặp “2-3X trên trang ngắn, 4 – 6X cho trang có nội dung dài hơn và không nên cố tình chèn các từ khóa vào một câu mà ngữ cảnh của nội dung không liên quan đến từ khóa đó. Việc lặp từ khóa trên trang cần tìm hiểu kỹ và áp dụng chính xác để tránh hiên tượng bị Google phạt vì SEO quá đà.

Mật độ từ khoá: Chưa bao giờ có một thông tin chính xác của Google cung cấp về thông tin cho biết một trang nên có bao nhiêu % mật độ từ khóa, tuy nhiên trong tâm trí các SEOer đều có những suy nghĩ riêng về mật độ từ khóa. Đối với phương pháp SEO của VietMoz thì chúng tôi khuyên các bạn giữ vững mật độ từ khóa dao động trong khoảng 1,5% – 5% mật độ từ khóa trên một trang web. Số liệu này như tôi đã nói không có một thông báo chính thức nào đưa ra cả, chúng tôi dựa trên kinh nghiệm và trải nghiệm trong quá trình làm SEO và đưa ra.

Từ khóa liên quan: Trong những năm qua, Google đã đang và sẽ luôn cập nhật các thuật toán để tối ưu hơn nữa bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm, các lý thuyết cho rằng việc đa dạng từ khóa sử dụng trong một trang có thể giúp tối ưu hóa nội dung và tối ưu hóa trang web vẫn mang lại rất nhiều giá trị tích cực. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng ít nhất một hoặc hai từ khóa liên quan để bổ sung cho các từ khóa chính xác mà bạn muốn tối ưu.

H1: Thẻ H1 từ lâu đã được cho là có tầm quan trọng lớn trong việc tối ưu hóa on-page. Tuy nhiên, mối tương quan gần đây từ nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng trong thực tế nó có một sự tương quan thấp. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng thẻ H1 như một tiêu đề trang của bạn sẽ tốt hơn việc bạn cố tình cài từ khóa cần SEO vào thẻ H1. Và một lưu ý nữa là mỗi một trang chỉ nên có một thẻ H1 mà thôi.

H2/H3/H4/H5/H6: Tầm quan trọng của các thẻ này thấp hơn so với H1, đề nghị của chúng tôi là để chỉ áp dụng nếu cần thiết. Không nên lạm dụng quá nhiều thẻ heading trên 1 trang.

Thuộc tính ALT: Từ trước đến nay đa số các SEOer chỉ dùng thẻ Alt cho việc SEO hình ảnh, tuy nhiên chúng tôi cho rằng thẻ ALT có một sự tương quan khá mạnh mẽ tới viẹc xếp hạng trang web của bạn. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo việc sử dụng thẻ ALT cho một hình ảnh minh họa trên trang nhắm mục tiêu theo từ khoá cũng rất quan trọng trong việc tối ưu hóa từ khóa trên trang.

Tên hình ảnh: Kể từ khi truy cập tới trang web thông qua một hình ảnh đang trở nên phổ biến thì việc tối ưu hóa hình ảnh để có thể đạt thứ hạng cao là điều rất quan trọng. Và một trong những kỹ thuật để tối ưu hóa hình ảnh đó là bạn cần điều chỉnh tên của hình ảnh mà bạn đăng tải sát với từ khóa mà bạn muốn tối ưu. Việc đặt tên ảnh có chứa từ khóa cũng góp phần giup trang web của bạn được tối ưu nhiều hơn.

Bold / Strong: Như một thông báo gửi tới Google, các thẻ bold và strong luôn có tác động mạnh mẽ với người dùng và tất nhiên Google cũng không ngoại lệ. Bạn nên tận bôi đậm các từ khóa mà bạn muốn nhấn mạnh để góp phần làm tăng thêm sự tập trung vào từ khóa mà bạn muốn tối ưu ở trên trang web.

Italtic / Gạch chân: Đáng ngạc nhiên, từ khóa in nghiêng / gạch chân xuất hiện trong văn bản nội dung có mối tương quan cao hơn một chút với bảng xếp hạng cao hơn so với thẻ in đậm và do đó, chúng tôi đề nghị bạn sử dụng một số thẻ in nghiêng và gạch chân cho từ khóa/cụm từ khóa được nhắm mục tiêu trong văn bản.

Comments HTML: Cũng chưa có một thống kê chính xác nào nói về tầm ảnh hưởng của comment trên trang web có tác động tới vị trí xếp hạng trên Google, tuy nhiên qua một số nghiên cứu về tỉ lệ xuất hiện comment trong thẻ Description khi người dùng tìm kiếm một từ khóa liên quan, chúng tôi cho rằng nội dung trong comment cũng có những ảnh hưởng nhất định tới kết quả SEO. Và để hỗ trợ làm tăng thêm tính tương tác cho người dùng khi truy cập vào trang web của bạn, tôi đề nghị bạn nên tận dụng triệt để thế mạnh của các comment trong trang web để hỗ trợ miêu tả thêm một số ý bên lề của nội dung mà bạn muốn truyền tải với người đọc.

4. Liên kết nội bộ & Vị trí trong Kiến trúc Site

Nhấp chuột: Việc người dùng nhấp chuột vào các đường liên kết nội bộ trong trang web sẽ giúp Google đánh giá website của bạn cao hơn nhiều so với việc người dùng không có bất kỳ thao tác nào khi truy cập vào trang web của bạn. Nếu như từ khóa của bạn được nhấp chuột nhiều lần, điều đó chứng tỏ trang web của bạn đã tối ưu từ khóa đó rất tốt và chắc chắn Google sẽ đánh giá trang web của bạn rất tốt. Để có thể khiến người dùng nhấp chuột di chuyển theo ý muốn, bạn nên phân tích cấu trúc layout website và xây dựng giao diện trang web sao cho thân thiện với người dùng hơn.

Liên kết trong nội so với các khu vực xung quanh: Wikipedia là một trang web quá nổi tiếng và có độ uy tín rất cao trong bảng xếp hạng của Google, hãy học tập cách tạo liên kết trong nội dung của Wikipedia để áp dụng cho trang web của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về liên kết trong trang web tại đây.

Vị trí Liên kết trong sidebars & Footers: Có rất nhiều vị trí để đặt liên kết như: menu, nội dung, blogroll, footer… tuy nhiên hãy suy nghĩ như một người dùng thực thụ, bạn chỉ nên đặt các liên kết vào một vị trí dễ nhìn và có ích với người dùng, tránh và hạn chế việc đặt các liên kết vào những vị trí khó quan sát và không có ý nghĩa với người dùng.

5. Cấu trúc trang

Vị trí từ khóa: Chúng tôi cho rằng từ khóa xuất hiện trong khoảng 50 – 150 từ đầu tiên rất có ích và có tác động tích cực tới quá trình thu thập dữ liệu của Google Spider. Vậy nên hãy cố gắng chèn từ khóa của bạn vào trong khoảng 50 – 150 từ đầu tiên trong nội dung trang web của bạn.

Cơ cấu nội dung: Một bài viết hay thường có các phần mở đầu, thân bài, các ví dụ và tổng kết, và trong SEO cũng vậy bạn nên cố gắng tạo ra những format nội dung chuẩn mực để giúp người đọc có cái nhìn tốt hơn về ý tưởng bạn truyền tải trong nội dung. Hiện tại cũng không có thông báo chính thức nào cho thấy trang web của bạn sẽ có vị trí cao hơn nếu các bạn viết đầy đủ phần mở đầu thân bài và tổng kết. Tuy nhiên nếu bạn tôn trọng người đọc thì chúng tôi nghĩ rằng bạn nên có cơ cấu nội dung một cách hợp lý hơn nữa.

Nếu bạn là một SEOer bạn nên bỏ ra chút ít thời gian đọc bài này để tích thêm kinh nghiệm cho bản thân, cũng như những vấn đề bạn không hiểu rõ để nắm vững thêm kiến thức.

Xem thêm dịch vụ thiết kế web chuẩn SEO của Mypage

Nguồn trung tâm đào tạo SEO Vietmoz