Những sai lầm mà doanh nghiệp hay gặp phải khi quản lý kho hàng

Nhiều doanh nghiệp cho rằng quản lý kho hàng đơn giản, không hề khó như marketing hay khâu sản xuất hàng hóa. Chỉ cần cho 1,2 nhân viên quản lý mọi thủ tục, chứng từ hàng hóa là được. Nhưng chính sự quản lý lỏng lẻo đó dẫn đến nhiều thiệt hại to lớn cho doanh nghiệp sau này. Blog Mypage xin nêu ra những sai lầm của nhiều doanh nghiệp trong việc quản lý kho hàng như sau

1. Sắp xếp hàng hóa không có hệ thống

Đa số các doanh nghiệp vừa vả nhỏ hiện nay xếp hàng hóa lẫn lộn giữa nhiều chủng loại với nhau, dẫn đến tình trạng khi có đơn hàng lớn thì việc tìm hàng rất mất thời gian. Hơn nữa sẽ tốn rất nhiều diện tích kho bãi để chứa hàng, những mặt hàng bán chạy thì lại để ở bên trong nên lấy ra lâu. Vì vậy để thuận tiện cho việc quản lý kho hàng cũng như tiết kiệm thời gian vận chuyển, doanh nghiệp cần sắp xếp hàng hóa sao cho hợp lý và khoa học

2. Không kiểm tra kho hàng thường xuyên

Số lượng hàng, đơn hàng theo ngày quá lớn, nhân lực lại ít dẫn đến không thể nào mà kiểm soát hết được. Các doanh nghiệp nên kiểm kê kho hàng thường xuyên để đối chiếu sổ sách, chứng từ xem có đúng không, ngoài ra còn biết được hàng hóa có bị hỏng hóc hay không để còn lên kế hoạch nhập hàng khác dự trữ thay thế.

kho hàng 1

3. Không dự trữ hàng tồn kho

Trong quá trình kinh doanh chắc chắn sẽ có nhiều lúc phát sinh những đơn hàng với số lượng tăng đột biến, hoặc có sự thay đổi đột ngột nào đó, vậy mà nhiều doanh nghiệp chủ quan không định mức hàng tồn kho dẫn đến thiếu trước hụt sau. Như vậy doanh nghiệp sẽ mất đi nhiều khách hàng tiềm năng hoặc công việc kinh doanh không được thuận lợi. Do đó doanh nghiệp cần lường trước những yếu tố bất ngờ có thể xảy đến, chuẩn bị sẵn một số lượng hàng nhất định phòng khi cần đến.

4. Không đầu tư mua phần mềm quản lý kho

Dù cho nhân viên kho có nhanh nhẹn, làm việc cần mẫn thế nào đi chăng nữa cũng sẽ có lúc không tránh khỏi được sai sót, và khi đó công ty sẽ phải chịu thiệt hại rất lớn, vì vậy nếu ngân sách doanh nghiệp cho phép bạn nên đầu tư phần mềm quản lý kho chuyên nghiệp để quản lý được lượng hàng hóa nhập, xuất hàng ngày. Nếu như doanh nghiệp chưa đủ vốn để mua những phần mềm quản lý kho chuyên nghiệp với giá cao thì có thể dùng tạm công cụ Excel để theo dõi tình trạng xuất nhập hàng hóa trong kho. Ngoài ra nhân viên cũng phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ sử dụng phần mềm sao cho thành thạo. Từ đó hoạt động quản lý kho của doanh nghiệp mới hiệu quả và không tốn kém sau này.