Những cách nâng cao kỹ năng của bộ phận chăm sóc khách hàng (Phần 1)
Bạn đang mất dần những khách hàng cũ mà không hiểu vì sao? Doanh số sụt giảm cũng như lượng khách hàng mới cũng tăng rất chậm? Bạn cần hiểu rằng khách hàng ngoài tiếp xúc với sản phẩm còn tiếp xúc nhiều với đội ngũ chăm sóc khách hàng nữa. Đã đến lúc bạn phải nghĩ đến phải cải thiện chất lượng đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của công ty bạn rồi đấy. Blog My Page xin chia sẻ những cách dưới đây để thay đổi chất lượng đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của công ty bạn:
1. Chăm sóc kỹ lưỡng ở những lần tiếp xúc với khách hàng
Khi tư vấn cho khách hàng không chỉ 1,2 lần là xong mà bạn sẽ còn phải gặp khách rất nhiều lần nữa. Cho nên dù ở bất cứ thời điểm nào bạn cũng không được để khách hàng không hài lòng và có ấn tượng xấu về chất lượng dịch vụ vì họ sẽ rời bỏ công ty bạn để sang công ty đối thủ. Để làm được điều này thì bạn phải lưu ý nhân viên ngoài tăng kỹ năng tư vấn sản phẩm còn phải để ý đến thái độ, quá trình sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của khách hàng.
2. Bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc khách hàng của nhân viên
Dưới đây là những kỹ năng mà bất cứ doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nào cũng cần trang bị cho nhân viên của mình
-Thích nghi với hoàn cảnh: Nhân viên phải chuẩn bị tinh thần để có thể thích nghi vói tính cách “sớm nắng chiều mưa” của khách hàng. Có thể hôm trước khách hàng sẽ vui vẻ đồng ý với quan điểm của bạn nhưng hôm sau thì thay đổi ý kiến kiểu khác. Vì vậy bạn phải cảm nhận được tâm lý của họ qua cử chỉ, thái độ, ngôn từ để có cách cư xử sao cho phù hợp.
-Làm việc có tâm: Không chỉ bộ phận kỹ thuật hay sản xuất-những người tác động trực tiếp đến sản phẩm hay dịch vụ của khác mới phải làm việc có tâm mà chính đội ngũ chăm sóc khách hàng cũng phải làm việc đúng trách nhiệm của mình. Đội ngũ chăm sóc khách hàng phải phân bổ thời gian sao cho có hiệu quả đễ hỗ trợ hết khách hàng của mình, không bỏ sót bất cứ trường hợp nào.
-Sự kiên nhẫn: Đây là yếu tố cần có ở một nhân viên chăm sóc khách hàng mà bạn phải sàng lọc trong khâu tuyển dụng ngay từ đầu. Có rất nhiều tình huống khiến bạn bực mình với khách hàng ví dụ như chỉ hỏi qua loa, không đầu không cuối, hay vừa nghe điện thoại đã vấp phải sự cáu gắt vô lý của khách hàng…Vì vậy nhân viên chăm sóc khách hàng phải thật bình tĩnh để trả lời hết các câu hỏi của khách hàng.
-Trình bày rõ ràng, mạch lạc: Khi tìm đến bộ phận chăm sóc khách hàng thì đa phần tâm lý khách hàng đều rối bời, bức xúc cần được giải tỏa. Vậy mà nếu gặp nhân viên có giọng nói lắp, không chuẩn hoặc không nắm rõ về sản phẩm cũng như nói năng không lưu loát sẽ chỉ làm khách hàng thêm bực mình. Không những vậy khách hàng sẽ mất lòng tin và ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu của doanh nghiệp.