Khởi Nghiệp Trồng Chuối Và Kinh Nghiệm
Chuối – là loài cây dễ trồng, ít chăm sóc mà lại đạt được nâng suất cao, nó không chỉ là loại cây được trồng phổ biến ở nông thôn mà đối với người Việt là rau, là quả, là lương thực, thực phẩm, ngoài ra đó có là mặt hàng xuất khẩu nên thị trường tiêu thụ rất rộng. Vì vậy việc lựa chọn trồng chuối cho khỏi đầu công việc khởi nghiệp của bạn là hoàn toàn hợp lý, nếu bạn có ý tưởng phát triểu nó.
Do chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, ngắn ngày, dễ trồng, và cho sản lượng khá cao, trung bình năng suất có thể đạt đến 20-30 tấn/ha, khí hậu nước ta thì rất thích hợp cho chuối phát triển, vì vậy chỉ cần nắm kỹ năng là có thể có được kỹ thuật trồng chuối hiệu quả.
Để trồng được hiểu quả cần chú ý các đặc điểm sau:
Giống cây
Dạng chồi: chọn con chuối mập, khỏe, không sâu bệnh cao 0,8 – 1m, cắt sạch rễ và 2/3 lá. Dạng củ: nguyên củ hay chẻ ra thành nhiều mảnh (mỗi mảnh có 2-3 mầm ngủ). Các con chuối này trước khi trồng nên xử lý thuốc diệt khuẩn Benlat C hay Bordeaux 2%.
Thời vụ
Chuối được trồng quanh năm, riêng đối với chuối Cau thì thời điểm trổ trùng vào mùa gió tháng 5-6 dương lịch dễ làm gãy cổ buồng. Tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa, cây sinh trưởng tốt cho tỉ lệ sống cao.
Kỹ thuật trồng
Chuẩn bị đất: Nơi có mực nước ngầm cao, cần phải lên líp trước khi trồng sao cho mặt líp cách mực nước cao nhất từ 0,6-1m. Chiều rộng líp trung bình 5-6m, được trồng 2 hoặc 3 hàng, kích thước hố trồng 40 x 40 x 40 cm, trộn lớp đất mặt với 3-5kg phân hữu cơ + 50gr P2O5 và thêm 10gr Furadan 3H cho vào hố.
Khoảng cách trồng: Thay đổi tùy theo giống và kỹ thuật để chồi. Đối với chuối xiêm 3x3m, chuối già 2×2,5m, chuối cau 2x2m, trồng theo hình chữ nhật hay nanh sấu.
Cách trồng: Đặt mặt bầu đất (chuối con cấy mô) hay điểm tiếp giáp củ với thân giả (dạng chồi và củ) thấp hơn mặt líp từ 10-15 cm nhưng đừng để nước đọng lại trong hố.
Chăm sóc: trồng cây chắn gió quanh vườn, hạn chế rách lá làm giảm năng suất. Tưới nước: ở giai đoạn cây con tưới 2 ngày/lần, cây trưởng thành 2 lần/tuần. Vào mùa mưa (tháng 5-11 dl) thoát nước tốt cho vườn chuối, tháng 8-10 dl mưa nhiều dễ gây ngập úng.
Bón phân cho chuối
Đối với nước ta, qua các thí nghiệm cho thấy liều lượng Đạm (N), Lân (P), Kali (K) thích hợp bón cho 1 cây chuối tiêu trong 1 năm ở đất phù sa ven sông là: 100-200g N nguyên chất, 20-40g P nguyên chất, 250-300g K. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất trồng chuối nhất thiết phải đạt 3-4% là tốt, nếu thấp hơn phải bón phân hữu cơ.
Đối với chuối thường bón 30-50kg phân chuồng cho một gốc một năm. Có thể phủ cỏ, vỏ cà phê, mùn cưa, lá thông,…một lớp dày 30-40cm quanh gốc chuối để dần thành mùn và giữ ẩm cho đất cũng rất tốt. Hoặc có thể trồng cây phân xanh để tạo chất hữu cơ cho đất. Nên nhớ vào các tháng 7-8-10 sau khi trồng là giai đoạn bón thúc quan trọng, giúp nâng cao năng suất và phẩm chất chuối.
Thu hoạch và bảo quản
Từ trồng đến chuối trổ khoảng 6-10 tháng và từ trổ đến thu hoạch khoảng 60-90 ngày tùy theo giống. Thường độ chín của quả được xác định qua màu sắc vỏ, độ no đầy và góc cạnh của trái. Lúc thu quày tránh làm cho trái bị trầy xước, sau đó tách ra từng nải nhúng vào dung dịch Tecto 0,2% để ráo, đặt vào thùng giấy và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Những kinh nghiệm khác
Ngoài những kinh nghiệm về kỹ thuật, thì cần chú ý thêm: Chọn cây con đem trồng nên chọn cây cao từ 0,6-1m và đã có trên dưới 10 lá, trước khi trồng phải gọt sạch rễ và cắt bớt lá. Khi chuối ra hoa cần phải cắt hoa đực và hoa trung tính (tức cắt bắp chuối), có tác dụng làm quả to hơn. Vườn chuối phải trồng luân canh thì năng suất mới cao. Mùa mưa không nên đi lại, cày xới trong vườn chuối. Và quan trọng phải theo dõi sâu hại chuối và có cách phòng trừ hiệu quả.
>>> Xem thêm Thiết kế web chuyên nghiệp tại MyPage