Hướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh trực tuyến

Ngày nay khi mà thương mại điện tử du nhập vào việt nam thì nhiều doanh nghiệp với phương thức kinh doanh cũ cũng phải chuyển mình, thay đổi cách tiếp cận khách hàng từ truyền thống sang các công cụ trực tuyến. Tuy nhiên việc kinh doanh trực tuyến khó khăn hơn rất nhiều vì thị trường rộng lớn, doanh nghiệp của bạn sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ khác nhau mà có khi ta chỉ biết mỗi…website của họ. Vậy làm thế nào để khẳng định vị thế của mình trên thương trường, cạnh tranh có hiệu quả với các đối thủ. Blog mypage xin chia sẻ bài hướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh trực tuyến để các chủ doanh nghiệp nghiên cứu thêm

1. Tìm ra đối thủ cạnh tranh

Thông thường các chủ doanh nghiệp sẽ chủ quan cho rằng việc xác định đối thủ cạnh tranh này rất dễ, đối thủ của họ đơn giản là những người làm cùng ngành nghề. Suy nghĩ này đúng nhưng chưa phải là tất cả. Đối thủ cạnh tranh được chia ra làm những yếu tố như sau:

-Cạnh tranh trong ngành: Đây chính là lĩnh vực mà nhiều chủ doanh nghiệp coi là đôi thủ của họ. Ví dụ như doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát có thể coi những công ty khác cũng làm về nước giải khát là đối thủ của mình.

-Cạnh tranh công dụng: Ví dụ như cùng có tác dụng trị mụn, ngăn ngừa mụn như kem trị mụn hay miếng lột mụn chẳng hạn. 2 sản phẩm thuộc 2 doanh nghiệp đó có thể coi là đối thủ của nhau

-Cạnh tranh nhãn hiệu: Rất dễ nhầm với cạnh tranh trong ngành, cạnh tranh nhãn hiểu chỉ về sự cạnh tranh trong lĩnh vực nào đó của doanh nghiệp như: In ấn chuyên nghiệp, sửa điều hòa giá rẻ…

-Cạnh tranh chung: Không phân biệt ngành nghề, lĩnh vực, khu vực…Mà tất cả doanh nghiệp cùng hướng đến một nhóm khách hàng nhất định có thể coi là cạnh tranh chung.

2. Xác định mục tiêu cạnh tranh của các công ty đối thủ

Sau khi xác định các đối thủ của doanh nghiệp mình thì CEO cần phải xác định mục tiêu của họ là gì?

-Cụ thể kiểm tra qua website xem nội dung thông tin mà họ đang xây dựng trên website, nhóm sản phẩm họ định bán, chế độ bảo hành, cách thức họ vận hành ra sao

-Kiểm tra qua các kênh online như quảng cáo google, SEO, facebook, email marketing xem nội dung chương trình họ muốn truyền tải đến khách hàng là gì, ý kiến người dùng phản ánh ra sao…

dau-la-doi-thu-canh-tranh-cua-ban

3. Phân tích điểm mạnh, yếu của đối thủ cạnh tranh

Để lên được chiến lược cạnh tranh cho phù hợp thì doanh nghiệp cần phải biết được ưu, nhược điểm của đối thủ. Bạn có thể dùng các công cụ thống kê trực tuyến để biết thêm thông tin về lợi nhuận, doanh thu, sản lượng tiêu thụ theo tháng/quý/năm. Không những vậy thông qua các mạng xã hội hay diễn đàn bạn sẽ dễ dàng làm được các phiếu điều tra trực tuyến xem được thị phần của họ, suy nghĩ của khách hàng ra sao hay tên doanh nghiệp nào được nghĩ đến đầu tiên.

4. Chuẩn bị phương án cạnh tranh

Cuối cùng là lên phương án cạnh tranh. Thị trường kinh doanh online vô cùng khắc nghiệt, nên tùy vào tình huống mà bạn hãy chọn chiến lược thách thức thị trường, theo sau thị trường, nép góc thị trường, dẫn đầu thị trường…dĩ nhiên phải né những điểm yếu của doanh nghiệp mình, biến những điểm yếu của doanh nghiệp đối thủ thành thế mạnh của ta.