Kinh doanh với hiệu ứng cánh bướm

Kinh doanh với hiệu ứng cánh bướm

3603
CHIA SẺ

Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh bắt nguồn từ câu nói nổi tiếng của nhà toán học và khí tương học Edward Lorenz trước Hiệp hội Phát triển khoa học Hoa Kỳ “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas”.

Học thuyết này cũng là sự khởi nguồn của một lý thuyết khác mang tên thuyết hỗn độn được áp dụng trong nhiều ngành khoa học. Trong bài viết này, chúng ta sẽ bán về học thuyết này dưới góc độ quan hệ nhân quả trong kinh doanh.

“Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas”

Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, vào một thời đại mà một chính sách hay một chiến lược của một quốc gia nào đó cũng có thể tác động và gây ảnh hưởng đến một quốc gia khác. Nếu không thể nhìn thấy và đo lường sự ảnh hưởng của các chính sách này, đôi khi, chúng ta sẽ phải hứng chịu những hậu quả không lường.

Và trong kinh doanh cũng vậy, rất nhiều chính sách của các nước láng giềng hoặc trong khu vực có nguy cơ trở thành những mối đe dọa cho chúng ta trong tương lai.

Lấy một ví dụ điển hình đó là Trung Quốc, quốc gia láng giềng với Việt Nam. Hiện nay, Trung Quốc đang trong quá trình nỗ lực cải thiện uy tín về vệ sinh và an toàn thực phẩm nhằm đối phó với hiện tượng tẩy chay hàng hóa thực phẩm xuất xứ từ Trung Quốc ngày càng gia tăng trên thế giới. Trung Quốc đã tiến hành những chính sách tiền kiểm lẫn hậu kiểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và dược phẩm. Các chính sách này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới doanh nghiệp Việt Nam?

Một khi doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn về nguyên liệu, không sớm thì muộn, thị trường bên ngoài cũng sẽ là của họ.

Ai cũng biết trước nay, trong thương mại với Việt Nam, Trung Quốc luôn muốn duy trì quan hệ thương mại tiểu ngạch hơn là chính ngạch.

Trong một thời gian dài, các doanh nghiệp Việt Nam dù muốn hay không, dù bị thua thiệt, vẫn phải chấp nhận con đường tiểu ngạch.

Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh được biết đến khá rộng rãi

Còn với vấn đề Trung Quốc thắt chặt quản lý chất lượng thực phẩm, một khi các chính sách của CFDA được thực thi với các tiêu chuẩn mới cùng các quy định về tiền kiểm, hậu kiểm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản Trung Quốc sẽ gặp khó khăn hơn và thương mại tiểu ngạch cũng sẽ bị hạn chế.

Tuy nhiên, ngành chế biến thủy sản của Trung Quốc vẫn mạnh và thị trường trong nước vẫn tăng trưởng hàng năm. Như vậy, một viễn cảnh không xa là các công ty Trung Quốc thay vì thu mua nguyên liệu thô ở Việt Nam đem về nước chế biến thì sẽ chuyển sang đầu tư nhà máy tại Việt Nam để tận dụng chi phí nhân công, nguyên liệu rẻ và hơn hết là những lợi ích từ TPP, các FTA mà Việt Nam tham gia.

Một khi doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn về nguyên liệu, không sớm thì muộn, thị trường bên ngoài cũng sẽ là của họ.