9 “Tuyệt Chiêu” Giải Quyết Nhân Viên Có Hiệu Suất Làm Việc...

9 “Tuyệt Chiêu” Giải Quyết Nhân Viên Có Hiệu Suất Làm Việc Kém

1750
CHIA SẺ

Trong một môi trường làm việc thì có rất nhiều nhân viên nhưng không phải ai cũng làm tốt công việc của mình, đôi khi họ sẽ đi lạc hướng vì một số vấn đề nào đó. Nếu bạn là người quản lý bạn sẽ nhận ra được hành vi của nhân viên không phải là trách nhiệm đơn lẻ của cá nhân người đó mà nó là sự phối hợp giữa hai bên với nhau.

Khi bạn thấy được hành vi người đó có mối lo ngại, bạn hãy xem xét lại những điều mà bạn đã tuyển chọn anh ta khi phỏng vấn về kỹ năng, sự chuyên tâm và thái độ của anh ta, nếu không loại bỏ được thì hãy tìm biện pháp giúp cho nhân viên này đi đúng với lối đi ban đầu.

Vậy làm sao để quản lý nhân viên khi chưa đáp ứng được kết quả như mong muốn?

Có những phản hồi rõ ràng

Nói cho họ biết các công việc họ thực hiện đang sụt giảm mạnh. Hãy nói cho họ về những thay đổi, nên điều chỉnh và gia hạn thời mà công ty đưa ra để cải thiện năng suất. Đôi khi cái họ cần là những định hướng thúc đẩy đúng hướng. Chứ không phải lời trách mắng khi họ chưa nỗ lưc làm cho bản thân họ sẽ trở nên nặng nề và áp lực.

Lắng nghe những quan điểm bất đồng

Giao tiếp là cuộc đối thoại giữa 2 chiều, bạn nên lắng nghe các ý kiến quan điểm của nhân viên. Nghe xem họ có lý do nào cho sự thay đổi thái độ làm việc không? Cấp dưới không dành nhiều sự nổ lực họ đang không hài lòng vì chuyện gì? Khai thác hết nguyên nhân của mọi vấn đề để giải quyết là điều quan trọng nhất.

Giải quyết các mối quan tâm mang tính toàn công ty

Nếu nhân viên chỉ ra mối lo ngại có thể ảnh hưởng đến nhiều người thì bạn phải đảm bảo rằng được giải quyết, nếu một người có cảm giác như thế thì tất cả mọi người sẽ thấy được điều đó.
Hãy xác định rõ ngay từ đầu đây là cuộc họp trao đổi cởi mở, nhân viên tự do nêu lên những bất bình của bản thân của mình mà không phải lo sợ về dư âm hay hậu quả.

Đây là cuộc họp tìm giải pháp cho mọi vấn đề chứ không phải dịp tìm người để sa thải. Cách tiếp cận mang tính tập thể để giải quyết chứ không phải là dịp tìm người để sa thải. Cũng như cho nhân viên về việc cảm nhận của họ về giá trị của họ trong công ty cũng như một phần trong sự phát triển chung của công ty cũng như cho thấy sự bình đẳng và giá trị của họ cũng là động lực để tăng sự khích lệ tinh thần bởi chính cá nhân của họ.

Tìm hiểu xem nhân viên làm việc vì điều gì

Bạn hãy dành thời gian thấu hiểu nhân viên của mình hơn, rất khó để họp tác với ai đó khi bạn không biết mối bận tâm của họ. Hãy xem mục tiêu dài hạn và nguyện vọng cũng như vị trí mà họ mong muốn đạt được cho sự nghiệp trong vòng một đến ba năm.
Bạn nên có sự hiểu biết về nhiều người vì bạn phải đảm bảo được rằng nhân viên của bạn được phân công đúng vai trò và nhiệm vụ.

Cùng nhân viên đặt ra các mục tiêu về hiệu suất công việc

Bạn phác thảo ra các mục tiêu về hiệu suất mà một cá nhân phải đạt được. Bạn hãy hỏi nhân viên của bạn xem họ muốn cải tiến gì, gặt hái gì, và kỹ năng cần học hỏi là gì. Bạn phải có sự ràng buộc và cam kết cụ thể để nhân viên của bạn làm việc chăm chỉ và phấn đấu thể hiện tốt hơn.

Theo dõi

Nếu bạn là một người quản lý tốt bạn sẽ là người luôn theo sát nhân viên. Hãy luôn đảm bảo rằng bạn luôn kiểm soát được tiến độ khi thiết lập mục tiêu. Bạn hãy chắc rằng mục tiêu được hoàn thành đúng thời hạn.

Nếu bạn là người quản lý tốt bạn là người sẽ luôn giữ cho nhân viên bạn luôn là người có trách nhiệm. Cũng như sự quan tâm đến công việc của nhân viên và cũng như nâng cao văn hóa giao tiếp cho công ty

Công nhận và khen thưởng cho sự tiến bộ

Bạn đừng quên khen thưởng cho họ nếu họ có sự nổ lực tốt và tiến bộ hơn. Hãy chắc chắn là bạn sẽ kịp thời nhận ra được những thành tích này và chúc mừng nhân viên vì đã thay đổi cách làm việc.

Hãy tiếp tục đưa ra thông tin phản hồi về hiệu suất và khen thưởng cho nhân viên bằng tài chính một cách thích đáng để tăng động lực và khiến họ có trách nhiệm với công việc hơn. Thường xuyên dùng câu nói đơn giản như “cảm ơn” hay “làm tốt lắm” cũng có thể khiến mọi việc tiến triển thêm bước dài.

Nghiêm túc giải quyết tình trạng kém hiệu quả lặp lại

Nếu một nhân viên liên tục thể hiện hiệu suất làm việc kém, người quản lý cần phải chính thức xử lý hành vi này. Việc làm này sẽ cho các nhân viên biết rằng cấp trên xem vấn đề này nghiêm trọng và sẽ không bỏ qua những thái độ không có lợi cho hoạt động của cả nhóm. Hơn thế nữa, đôi khi các thành viên chăm chỉ khác của nhóm sẽ trở nên thờ ơ và lơi lỏng công việc đi nếu họ thấy những cá nhân làm việc tắc trách mà không bị trách phạt gì.

Biết chấm dứt đúng thời điểm

Để cho một ai đó rời khỏi doanh nghiệp chưa bao giờ là điều tốt và nó được coi là phương cách cuối cùng. Nhưng nếu một nhân viên cứ tiếp tục xem thường các quy tắc, làm việc không hiệu quả và tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực, hãy cắt giảm. Giữ lại nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ sẽ có thể dẫn những kết quả tai hại như là sự chán nản, tinh thần làm việc giảm và công việc kém chất lượng.

Bạn hãy đối xử tốt với nhân viên của bạn, thì nhân viên của bạn cũng sẽ hết lòng với bạn!

Thiết kế web chuẩn SEO